Chiến tranh Thế giới thứ hai Tàu_chiến-tuần_dương

Chiến tranh cướp tàu buôn

Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh, mỗi tàu Đức có những thành công chừng mực trong việc săn đuổi tàu buôn tại Đại Tây Dương. Các thiết giáp hạm bỏ túi được bố trí độc lập và đã đánh chìm một số tàu, gây ra sự đình trệ các tuyến hàng hải cung cấp đến Anh Quốc. Chúng bị Hải quân Hoàng gia truy đuổi, và trong một dịp, trận River Plate năm 1939, kẻ đi săn trở thành người bị săn đuổi.

Admiral Graf Spee đang ở ngoài biển vào lúc bắt đầu Thế Chiến II và đã thực hiện thành công một số vụ cướp tàu buôn. Ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Admiral Graf Spee đối đầu cùng tàu tuần dương hạng nặng Anh Exeter và các tàu tuần dương hạng nhẹ AchillesAjax. Admiral Graf Spee gây hư hại nặng cho Exeter nhưng bản thân nó cũng bị hư hại đáng kể bên trên cấu trúc thượng tầng bởi hỏa lực của các tàu tuần dương hạng nhẹ. Vỏ giáp của chiếc thiết giáp hạm bỏ túi hầu như chống chọi được, nhưng những hư hại khác khiến nó không thể đi biển mà quay về Đức, buộc phải rút lui về cảng trung lập tại Uruguay. Không thể ở lại trong cảng lâu hơn mà không bị chiếm giữ, và bị các bức điện Anh đánh lừa rằng một lực lượng tàu sân bay và tàu chiến tuần dương trang bị pháo 380 mm (15 inch) đang đến gần, thuyền trưởng chọn giải pháp đánh đắm tàu của mình, và nhận trách nhiệm bằng cách tự sát.

Các tàu chiến-tuần dương Đồng Minh như HMS Renown, HMS Repulse, DunkerqueStrasbourg được sử dụng trong các hoạt động truy lùng các kẻ cướp tàu buôn là tàu chiến-tuần dương Đức, nhưng chúng hiếm khi đến gần được mục tiêu. Renown từng có một trận chiến ngắn đối đầu các tàu chiến-tuần dương Đức trang bị pháo 280 mm (11 inch), bắn trúng ba phát không nghiêm trọng vào Gneisenau nhưng không thể đuổi kịp vì thời tiết xấu. Một trận chiến đúng nghĩa xảy ra khi thiết giáp hạm Bismarck được tung ra một chuyến cướp tàu buôn và bị HMS Hood cùng thiết giáp hạm HMS Prince of Wales đánh chặn vào tháng 5 năm 1941. Trong trận chiến eo biển Đan Mạch diễn ra sau đó, chiếc tàu chiến-tuần dương cũ của Anh không thể nào sánh được với chiếc thiết giáp hạm mới tinh của Đức, và các quả đạn pháo 380 mm (15 inch) của Bismarck đã làm nổ tung một hầm đạn của Hood gợi nhớ lại trận Jutland. Chỉ có ba người sống sót.

GneisenauScharnhorst cùng tham gia các "cuộc đi săn" chung với nhau và đạt được thành công ban đầu trong việc cướp tàu buôn, đánh chìm tàu buôn tuần dương vũ trang Anh HMS Rawalpindi vào năm 1939. Sau khi sửa chữa những hư hại phải gánh chịu sau chiến dịch Na Uy, hai chiếc tàu chiến-tuần dương lại tiếp nối các đợt cướp tàu buôn vào năm 1941 và đã đánh chìm 22 tàu. Chúng quay về Brest thuộc miền Bắc nước Pháp, nhưng cảng này đã bắt đầu không an toàn dưới các đợt không kích của Không quân Hoàng gia và bị buộc phải quay về Đức. Chúng làm được điều này trong Channel Dash, cuộc vượt qua eo biển Anh Quốc thành công và táo bạo. Tuy nhiên, cả hai đều bị hư hại bởi mìn, và mặc dù Scharnhorst được sửa chữa, Gneisenau lại bị hư hại bởi các cuộc ném bom của Không quân Hoàng gia rồi cuối cùng được tháo dỡ vũ khí và bị đánh chìm làm ụ cản. Scharnhorst được sử dụng một lần nữa trong vai trò cướp tàu buôn và dự tính tấn công các đoàn tàu vận tải Bắc Cực vào tháng 12 năm 1943. Tuy nhiên, nó bất ngờ bị thiết giáp hạm Duke of York cùng các tàu tuần dương Jamaica, NorfolkBelfast đánh chặn trong trận chiến mũi North và bị đánh chìm vào ngày 26 tháng 12 năm 1943. Hỏa lực pháo 355 mm (14 inch) của Duke of York đã đánh hỏng các tháp pháo và phòng động cơ của nó, rồi các tàu tuần dương và tàu khu trục Anh tháp tùng đã tiếp cận và kết thúc nó bằng ngư lôi.

Việc sử dụng tàu chiến-tuần dương như những kẻ cướp tàu buôn được rút ngắn sau sự kiện Admiral Scheer tấn công một đoàn tàu vận tải được bảo vệ bởi tàu buôn tuần dương vũ trang HMS Jervis Bay. Việc này đã thuyết phục Bộ Hải quân Anh quốc là các đoàn tàu vận tải cần phải được các thiết giáp hạm hay tàu chiến-tuần dương bảo vệ. Những chiếc thiết giáp hạm cũ lớp R và những chiếc lớp Queen Elizabeth chưa được nâng cấp MalayaBarham được sử dụng cho nhiệm vụ này, vì vẫn còn phù hợp cho dù đã cũ; và sau đó các tàu chiến Đức nhỏ hơn bị đẩy xa khỏi con mồi. Thêm vào đó, khoảng trống trên không bên trên Bắc Đại Tây Dương được lấp kín, kỹ thuật định vị tam giác radio Huff-Duff được cải tiến, radar bước sóng centi-mét gắn trên máy bay được áp dụng, và các đoàn tàu tàu vận tải được bảo vệ bởi các tàu sân bay hộ tống. Kết quả của các sự phát triển trên là việc bảo vệ thành công các đoàn tàu vận tải trong trận chiến biển Barentstrận chiến mũi North.

So sánh với vai trò quan trọng của tàu ngầm trong Trận chiến Đại Tây Dương, vai trò cướp tàu buôn của các tàu chiến-tuần dương chỉ ở bên lề xét về ảnh hưởng của chúng đến kết thúc của cuộc chiến.

Chiến dịch Na Uy

Cả Hải quân Hoàng gia lẫn Hải quân Đức đều bốt trí những tàu chiến-tuần dương hoạt động trong Chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940. GneisenauScharnhorst đã đụng độ với HMS Renown,[45] và mặc dù chúng có vỏ giáp tốt hơn đối thủ, chiếc tàu Anh lại bắn trúng nhiều hơn ở khoảng cách xa hơn do các tàu Đức gặp những vấn đề về radar trên các con tàu của họ. Chúng tách xa nhau sau khi Gneisenau chịu đựng những thiệt hại. Một trong những quả đạn pháo 380 mm (15 inch) của Renown đã xuyên qua tháp chỉ huy hỏa lực của Gneisenau mà không phát nổ, phá hỏng dây điện và cáp thông tin, các mảnh vỡ giết hại một sĩ quan và năm thủy thủ, cùng phá hủy kính ngắm quang học của tháp pháo 150 mm (6 inch) phía trước. Việc điều khiển dàn hỏa lực chính phải được chuyển ra phía đuôi do tháp chỉ huy bị mất điện. Một quả đạn pháo thứ hai của Renown đánh trúng tháp pháo phía sau của Gneisenau, loại nó khỏi vòng chiến.

Sau đó trong chiến dịch, chúng bắt gặp và đánh chìm tàu sân bay hạng nhẹ HMS Glorious, bản thân cũng là một tàu chiến-tuần dương được cải biến, và các tàu khu trục hộ tống. Một trong số các tàu khu trục là HMS Acasta đã gây hư hại cho Scharnhorst bằng một quả ngư lôi, và sau đó một tàu ngầm cũng thực hiện thành công điều tương tự đối với Gneisenau, buộc cả hai chiếc phải trải qua nhiều tháng trong ụ tàu để sửa chữa. Thiết giáp hạm bỏ túi Lützow bị hư hại tương tự bởi tàu ngầm HMS Spearfish trong chiến dịch này.

Địa Trung Hải

Các tàu chiến-tuần dương Pháp đã tháo chạy đến Bắc Phi sau khi Pháp thua trận. Vào tháng 7 năm 1940, Lực lượng H dưới quyền chỉ huy của Đô đốc James Somerville đã đối đầu buộc chúng đầu hàng hoặc tiêu diệt chúng. Dunkerque bị hư hại bởi đạn pháo của HMS Hood tại Mers-el-Kebir nhưng thoát được và gia nhập cùng Strasbourg tại Toulon. Cả hai chiếc đã tự đánh đánh đắm vào ngày 27 tháng 11 năm 1942, mặc dù Strasbourg sau đó được cho nổi lên và được Hải quân Ý sử dụng trước khi bị đánh chìm một lần nữa trong một cuộc không kích vào ngày 18 tháng 8 năm 1944.

Thái Bình Dương

Chiếc tàu chiến-tuần dương đầu tiên tham gia hoạt động trong cuộc chiến tai Thái Bình Dương là Repulse, khi nó bị đánh chìm gần Singapore vào ngày 10 tháng 12 năm 1941 trong khi tháp tùng thiết giáp hạm HMS Prince of Wales. Nó từng được tái trang bị để bổ sung hỏa lực phòng không và tăng cường vỏ giáp giữa hai cuộc chhiến tranh; nhưng không giống như tàu chị em Renown, Repulse không được tái cấu trúc toàn thể như kế hoạch, thiếu hụt một đai giáp chống ngư lôi. Trong trận chiến ngoài khơi Malaya, tốc độ và sự nhanh nhẹn đã giúp nó giữ vững được và lẩn tránh 19 ngư lôi phóng từ máy bay. Tuy nhiên, việc không có được sự bảo vệ trên không khiến nó cuối cùng không chống đỡ nổi các đợt máy bay ném bom Nhật Bản liên tục, và với việc bảo vệ dưới mặt nước không được tăng cường, Repulse nhanh chóng chìm sau khi trúng vài quả ngư lôi.

Lớp tàu chiến-tuần dương Nhật Kongō được nâng cấp rộng rãi và được tái xếp lớp như những "thiết giáp hạm nhanh", và chúng được sử dụng rộng rãi như những tàu hộ tống cho tàu sân bay trong hầu hết quãng đời hoạt động trong chiến tranh nhờ tốc độ cao của chúng. Tuy nhiên, vũ khí trang bị thời Thế Chiến I còn yếu, và vỏ giáp được nâng cấp vẫn còn mỏng so với thiết giáp hạm đương đại.[46] Trong trận Hải chiến Guadalcanal ngày 12 tháng 11 năm 1942, Hiei được gửi đến bắn phá các vị trí của quân Mỹ. Nó bị hư hại nặng cấu trúc thượng tầng do hỏa lực pháo từ các tàu tuần dương và tàu khu trục Mỹ, phòng động cơ bị bắn thủng ở tầm gần bởi một quả đạn pháo 203 mm (8 inch) từ tàu tuần dương San Francisco. Ngày hôm sau, Hiei tiếp tục bị tấn công bởi nhiều đợt máy bay bay xuất phát từ sân bay Henderson trên đảo Guadalcanal do lực lượng Mỹ chiếm giữ, khiến cuối cùng không thể cứu vớt, và nó bị bỏ mặc cho chìm ở phía Bắc đảo Savo. Vài ngày sau, 15 tháng 11 năm 1942, Kirishima đối đầu với các thiết giáp hạm Mỹ South DakotaWashington, và đã bị đánh chìm sau khi chịu đựng ít nhất chín phát đạn pháo 406 mm (16 inch) của Washington, làm vô hiệu hóa các tháp pháo phía trước, làm kẹt bánh lái và nhiều lỗ thủng bên dưới mực nước.[46] Tương phản lại, South Dakota sống sót sau khi chịu đựng 42 phát, trong đó chỉ bao gồm một đạn pháo 355 mm (14 inch) nhưng nhiều phát 203 mm (8 inch) của các tàu tuần dương, tất cả trúng vào cấu trúc thượng tầng, và nó quay lại hoạt động bốn tháng sau đó. Kongō sống sót sau trận chiến vịnh Leyte, nhưng nó bị đánh chìm vào ngày 21 tháng 11 năm 1944 tại eo biển Đài Loan bởi ba ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ Sealion. Haruna có mặt trong các hoạt động chính yếu tại Guadalcanal, trận chiến biển Philippine, và trận chiến vịnh Leyte. Nó bị máy bay từ tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 và máy bay ném bom B-24 Liberator của Không lực Lục quân Hoa Kỳ tấn công trong khi ở lại Căn cứ Hải quân Kure vào ngày 28 tháng 7 năm 1945 và bị đánh chìm ngay tại nơi neo đậu.